Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Sách là thuốc chữa tội ngu”. Sách vô cùng quan trọng đối với con người, là kho tàng quí báu cất giữ di sản tinh thần của toàn nhân loại.Nhà văn Nga M. Gor-ki đã nói : “Sách mở ra trước mắt tôi một chân trời mới”. Một trong những tấm gương về đọc sách không ai khác đó chính là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Người đã từng tâm sự : “Về văn hóa tôi chỉ học hết tiểu học.Về hiểu biết phổ thông, 17 tuổi tôi mới thấy ngọn đèn điện lần đầu, 20 tuổi mới nghe radio lần đầu”. Vậy mà chính Người lại là một con người có trí tuệ phi thường như nhà nghiên cứu Pháp Va- si- li-ep nhận xét: “Hiếm có chính sách nào của thế kỉ XX có thể sánh được với Hồ Chí Minh về trình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và sự thông minh trong cuộc đời”. Có được điều ấy là nhờ Người không ngừng học tập, không ngừng tự học và đọc sách. Với Bác nguyên lí và phương thức học được tóm gọn trong mấy câu sau:” Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học dân”. Khi đọc sách Bác luôn chú trọng việc ghi chép, đánh dấu, gạch chân, đóng khung thậm chí cắt gián; đọc luôn phải có suy nghĩ kĩ càng, đọc đi đọc lại nhiều lần; áp dụng những điều đã học vào thực tiễn cách mạng, thực tiễn cuộc sống. Chính vì thế Người đã thực hiện thành công nguyên lí vượt gộp để đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than, ngẩng mặt lên kiêu hãnh làm người. Ngoài ra trong cuộc sống Người còn là một tấm gương đạo đức trong sáng như ngọc châu để mọi người noi theo. Nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Người là Cha, đôi mắt mẹ hiền sao
Giọng của Người không phải sấm trên cao
Ấm từng tiếng thấm vào lòng mong ước
Con nghe Bác tưởng nghe lời non nước
Tiếng ngày nay và cả tiếng mai sau.
Theo chân Bác, hôm nay dưới trời thu vàng rộm, thầy trò trường THCS Thạch Trung tổ chức chương trình: “Đọc và học tập suốt đời theo Bác Hồ vĩ đại”. Thư viện nhà trường dường như sôi động hơn với các hoạt động giới thiệu về đôi dép Bác Hồ và câu chuyện cùng tên. Tiếng của cô thủ thư vang lên trầm ấm, những ánh mắt, gương mặt của học trò sáng dần, sáng dần lên, dõi theo hành trình của đôi dép thần kỳ. Các em đã cùng đôi dép băng rừng lội suối ở chiến khu Việt Bắc, về Ba Đình lịch sử, sang Ấn độ, Pari. Bởi thế mỗi câu hỏi đưa ra là hàng loạt cánh tay dơ lên. Bạn nào cũng trả lời nhanh chóng và chính xác. Rồi Thùy Trâm đưa mọi người về với Làng Sen, về với Huế, về với thời thơ ấu, về với trường Dục Thanh, bến cảng Nhà Rồng qua tác phẩm “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng- một trong những tiểu thuyết hay nhất viết về Bác Hồ. Các bạn nhỏ được hiểu sâu thêm về cuộc đời thật vĩ đại mà cũng thật giản dị, thanh cao của Bác.
Đây là một chương trình vô cùng ý nghĩa, chúng ta hãy đọc như Bác từng căn dặn: "Bất luận làm công việc gì cũng cần phải đọc sách. Người mới học chữ cần đọc để không mù lại, người làm công an cần đọc để nắm tình hình. Những người làm công việc chuyên môn cần phải đọc để nâng cao trình độ. Người làm quản lý lãnh đạo cần phải đọc để quản lý, lãnh đạo tốt hơn…